Showing posts with label ebook. Show all posts
Showing posts with label ebook. Show all posts

Tài liệu HTML gốc

 Download tại link MediFire tại đây!
HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web. Bằng cách dùng HTML động hoặc Ajax, lập trình viên có thể được tạo ra và xử lý bởi số lượng lớn các công cụ, từ một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản – có thể gõ vào ngay từ những dòng đầu tiên – cho đến những công cụ xuất bản WYSIWYG phức tạp. HTML không phải là ngôn ngữ lập trình, nó là ngôn ngữ trình bày.

Ebook Giới thiệu, Cài đặt, Quản trị Joomla bằng Tiếng Việt

Tài liệu, giáo trình, ebook Giới thiệu, Cài đặt, Quản trị Joomla bằng Tiếng Việt Joomla! là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay. Bộ tài liệu, giáo trình, ebook này sẽ giới thiệu đầy đủ và chi tiết, kèm hình ảnh giới thiệu cơ bản về Joomla, cách cài đặt Joomla, hướng dẫn quản trị Joomla cơ bản bằng Tiếng Việt.
Với tính linh hoạt, đơn giản, thanh nhã, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla! Được sử dụng ở trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt Joomla! rất dễ dàng, đơn giản trong việc quản lý và đáng tin cậy. Tài liệu này sẽ giúp bạn tìm hiểu Joomla là gì, các bước cài đặt Joomla, hướng dẫn quản trị Joomla như thế nào.

Mục lục của tài liệu
  • Giới thiệu Joomla
  • Hướng dẫn cài đặt Joomla
  • Hướng dẫn Quản trị Joomla

Bạn có thể download Giáo trình này tại đây:
URL MediaFire: http://adf.ly/RWDh5
Pass: thietkewebx.net

Ebook học Wordpress bằng Tiếng Việt

Giáo trình, tài liệu, ebook hướng dẫn học Wordpress bằng Tiếng Việt Với ưu điểm là nhanh, được sự dụng rộng rãi, nhiều Plugin và Theme được chia sẻ miễn phí, WordPress xứng đáng là sự lựa chọn của bạn. Đồng thời, Wordpress được cộng đồng thiết kế website, đặc biệt là các Blogger đánh giá rất cao về khả năng tương thích với SEO, giúp cho website của bạn nhanh chóng được đánh index và có thứ hạng cao trên Google.
WordPress là phần mềm web miễn phí dựa trên ngôn ngữ PHP được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực xuất bản thông tin, blog hoặc tổ chức thành một trang tin điện tử. Theo thống kê từ W3Techs, WordPress chiếm đến 17% tổng số website trên Internet, và hơn 55% tổng số trang web sử dụng nền tảng blog và CMS. Khả năng tùy biến của WordPress khá linh hoạt, có thêm rất nhiều tiện ích mở rộng (plug-in) bổ sung chức năng.

Mục lục của tài liệu:

Làm quen với Wordpress.com:
- Tổng Quan về WordPress
- Giới thiệu sơ lược về WordPress.com
- Những lý do để bạn chuyển sang dùng Wordpress
- Giới thiệu sơ qua về các Blog được ưa chuộng và tại sao WordPress là lựa chọn số một
- So sánh WordPress.com vs Yahoo! 360
- Tạo cho mình một blog tại WordPress.com
- Sử dụng tên miền riêng cho Blog WordPress.com
- Viết bài trong blog
- Admin Panel của WordPress (free members)
- Quyền hạn trong Blog
- Cách phòng tránh Comment Spam

Cài đặt Wordpress trên host riêng:
- Giới thiệu sơ lược về Wordpress.org
- Lựa chọn webhost cho blog Wordpress
- Đăng ký host và các bước chuẩn bị để cài blog Wordpress
- Mua - đăng kí tên miền (domain) cho blog của bạn
- Hướng dẫn download và cài đặt blog Wordpress trên localhost
- Sử dụng Ftp để upload dữ liệu lên hosting
- Tạo Blog WordPress trên Host riêng
- Cài đặt blog Wordpress trên webhost
- Các Plugin phải có của Wordpress
- Các plugin tốt nhất cho WordPress
- Theme cho blog Wordpress
- Tìm hiểu về việc thay theme cho Wordpress
- Một số Theme đẹp cho Wordpress
- Chờ đợi gì trong WordPress phiên bản kế tiếp?

Wordpress - Advance:
- Adman - Plugin chèn quảng cáo
- AIRPress - Công cụ soạn Entry chuyên nghiệp cho Blog WordPres
- Timytyping – Plugin Bộ gõ Tiếng Việt cho WordPress
- Cài plugin và theme bằng một cú click chuột
- Chèn video Youtube vào Wordpress
- Chuyển nội dung blog Yahoo! 360 sang WordPress với 360xport
- CoolPlayer 9 - một Plugin tuyệt vời nữa
- Sử dụng Gravatar trong Blog WordPress
- Google Sitemap Generator
- Hiện khung đăng nhập ở widget trong blog Wordpress
- Nâng cấp Blog WordPress
- Nhúng forum vào trong Blog Wordpress
- Nhúng Picasa vào Wordpress
- Đặt từ điển VDict vào Wordpress
- Theme Switcher
- Tích hợp Divshare vào blog Wordpress
- Tối ưu hóa URL thân thiện với Search Engine để có kết quả tìm kiếm tốt hơn
- Việt hóa blog Wordpress
- Viết và đăng code trong bài viết và comment ở Wordpress
- Xuất dữ liệu của blog Wordpress

Phát triển blog:
- 4 Bí Quyết Làm Blog Chuyên Nghiệp
- 10 cách để viết blog hay và được ưa chuộng
- Các cách tăng Traffic miễn phí cho Blog
- Bộ sưu tập 30 công cụ cần thiết cho Blogger
- Thêm blog vào công cụ tìm kiếm Google
- Thêm blog vào công cụ tìm kiếm MSN
- Thêm blog vào công cụ tìm kiếm Yahoo
- Đưa sitemap của Blog vào Google Webmaster
- Phân tích FeedBurner trên blog của bạn với Feed Analysis
- Làm thế nào để quảng bá blog của bạn?
- Phát triển bản sắc riêng cho blog
- Tìm người đọc cho blog của bạn

Download tài liệu hướng dẫn Wordpress Tiếng Việt:

URL Mediafire: http://adf.ly/RWDHD
Pass: thietkewebx.net

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH SQL

Download MediaFire tại đây!  Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, sinh viên, kỹ thuật viên công nghệ thông tin chuyên môn lập trình - Giáo trình SQL và PL/SQL.Các ngôn ngữ lập trình khác nhau hỗ trợ các phong cách lập trình khác nhau (còn gọi là các phương pháp lập trình). Một phần của công việc lập trình là việc lựa chọn một trong những ngôn ngữ phù hợp nhất với bài toán cần giải quyết. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau đòi hỏi lập trình viên phải xử lý các chi tiết ở các mức độ khác nhau khi cài đặt các thuật toán. Thông thường, điều này dẫn tới thỏa hiệp giữa thuận lợi cho việc lập trình và hiệu quả của chương trình (thỏa hiệp giữa "thời gian lập trình" and "và thời gian tính toán").

Giáo trình Ajax toàn tập tiếng Việt

Download Giáo trình Ajax tại link này!!!


Ajax là gì ? Ưu điểm và khuyết điểm trong thiết kế website?


Hiện nay kỷ thuật Ajax được ứng dụng rất nhiều trên các trang web nhằm tăng tính thân thiện và tiện lợi hơn cho trang web. Khái niệm này đang dần quen thuộc với những người lập trình web. Nếu bạn quan tâm tới kỷ thuật này và đang có ý định học thì nên đọc bài viết này để xem bạn có quyết định sáng suốt không nhé .


 AJAX là thuật ngữ viết tắt của Asynchronous Javascript and XML ( JS và XML không đồng bộ). AJAX có thể đọc là "trao quyền cho javascript" và thông qua js để cung cấp một công nghệ phía client-script để gọi ngầm một lệnh background để phía server thực hiện và nhận thông tin trả về, update thông tin của trang nhanh mà không cần phải load lại cả trang, rất mất thời gian load lại những cái không cần update.

Ví dụ: Để kiểm tra nickname đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay chưa thì khi thành viên vừa nhập xong nick name, thông tin trên form lập tức javascript nắm thông tin rồi thực hiện gọi một hàm bằng PHP bên phía server để kiểm tra thông tin sau đó trả kết quả html về cho javascript xuất ra cho người dùng biết tính hợp lệ của nickname, lúc đó ngươid ùng có thể thay đổi ngay chớ không cần đợi submit rồi kiểm tra và nhập lại như dùng PHP truyền thống.
 Cũng như bất kỳ công nghệ khác, AJAX có thể bị sử dụng quá nhiều trong một website, vì họ chỉ thấy những ưu điểm mà AJAX mang lại chớ không quan tâm đến những khuyết điểm của AJAX, để tranh tình trang trên, có thể liệt kê một số đặc điểm của AJAX như sau:

- Ưu điểm:

    * Nó giúp việc thiết kế web đa dạng hơn và tăng tính tương tác của website với người dùng
    * Nó sử dụng các công nghệ đã có sẵn nên dễ học và sử dụng
    * Nhờ tính phổ biến của nó, đã khuyến khích việc phát triển các khuôn mẫu mà sẽ giúp lập trình viên tránh khỏi các vết xe đổ trước.
    * Được hỗ trợ trong các trình duyệt phổ biến hiện nay

- Hạn chế

    * Bạn không thể bookmark nó vào favourite trên trinh duyệt hay gởi link đến cho bạn bè, vì tất cả quá trình nó thực hiện ngầm và không hiển thị trên address
    * Không thể hiện thị nội dung trên các trang tìm kiếm vì các trang tìm kiếm hiện nay vẫn chưa hỗ trợ tìm vì rất khó tìm và gần như không thể tìm đc.
    * Không thể sử dụng nút back vì back cũng là chính nó
    * Với một số trình duyệt, do nhu cầu bảo mật, sẽ tắt chức năng thực hiện javascript nên ajax không thể chạy, hay trong một vài host, không hỗ trợ vào sâu cấu hình server nên hay bị lỗi "Access denied"

Nhưng với những điểm hạn chế nói trên thì AJAX vẫn đang được các lập trình viên sử dụng rộng rãi và đang nghiên cứu để cải thiện nó, ví dụ như vừa update thông tin trên web, vừa thay đổi trên thanh address để có thể sử đung một số chức năng liên quan tới địa chỉ tuyệt đối này.

Giáo trình HTML cơ bản dành cho người mới bắt đầu

HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web. Đownload mediafire tại đây!

Giáo trình CSS căn bản hay nhất!

Download ebook link mediaFire tại đây!

Lời Mở Đầu
Đầu tiên, Pearl xin thưa với tất cả các bạn đọc giả (hay những bạn nào có quyển sách này) đó là Pearl không phải là một chuyên gia về CSS mà chỉ là một “tay ngang trong nghề” mà thôi (cụ thể là Pearl cũng chỉ lên mạng học từ các tài liệu tiếng Anh chứ cũng không phải qua trường lớp đào tạo bài bản gì cả). Còn về quyển sách này thì phải nói từ hồi đầu tháng 6 năm rồi (rối chuyện thế đấy, nhưng ai quen Pearl đều biết Pearl có tính hay “tường trình” vậy mà (smile)), Pearl vào blog anh Tân thấy ảnh có dịch mấy bài tut CSS từ HTML.net mà trong bài mở đầu lại có ghi tên các “cao thủ” CSS trên Opera: chị Hiền, chị Liên, Phạm Lâm, và cả Pearl (còn ai nữa không thì quên rồi, tại ảnh giấu mấy bài này rồi). Đúng là rối chuyện thật, chả nhẽ lại đi khiếu nại cái chuyện “Pearl chỉ là tay ngang thôi” sao.
Thôi thì có người bảo mình là “cao thủ” cũng cứ chịu vậy, nhưng ngặt cái “có tiếng phải có miếng” chứ, các “cao thủ” kia thì điều có viết tut, tip hướng dẫn làm blog, sửa skin cả. Trong khi đó, mình lại chả viết gì cho cộng đồng thì đâu có được (không phải Pearl lười, tại mấy người kia viết hết rồi đó chứ, với lại Pearl cũng không thích viết tut, tip như họ, trông cứ như công thức nấu ăn vậy (big green)), nên Pearl mới nhào vô xin dịch mấy bài coi như là mình đóng góp tí đỉnh cho cộng đồng (ặc, cũng là có ý dụ dỗ các “cao thủ” kia vào chia phần thôi, cứ bao nhiêu “cao thủ” như thế này thì có thêm chục bài nữa cũng 1 tuần là xong (roll eyes)… ảnh mừng quá, cho dịch 2 bài cuối (chuối, người ta đang muốn làm ngay mà, bảo dịch bài cuối chẳng phải dụ dỗ Pearl lười biếng đó sao, mà kệ)… Tới cuối tháng 6, ảnh về quê nghỉ hè, về được rồi thì trốn biệt luôn, Pearl cũng quên mất luôn… tới tháng 8 mới thấy anh lên blog: không rảnh, lâu lâu về quên, cần thời gian với gia đình (ai đọc blog anh này cũng biết “người yêu vợ” rồi)… đã thế Pearl dịch tất cho
xong… tới trung tuần tháng 8, bắt đầu dịch,… người học dở Anh văn mà dịch mau ghê, dịch hơn 10 ngày là hết 16 tut luôn… định tháng 9, biên tập lại rồi phát hành… Định là thế, nhưng tới tháng 9, Pearl cài lại máy 1 phát, rồi lo lùng sục, nhồi nhét phần mềm, sách, nhạc vào lại ổ cứng, tốn những hai tuần,… quên tập 2, mấy bài tut đó đành xếp xó tiếp… Mãi tới tháng rồi, cụ thể là sau Giáng Sinh 3 ngày, Pearl lại lôi 16 bài dịch đó ra biên tập lại (hem phải tại siêng đột xuất, mà tại sắp hết năm với lại đây cũng là hoạt động kỷ niệm ngày thành lập WallPearl’s Blog), biên tới, biên lui tốn cả tuần mới xong. Đọc lại mới thấy, 16 tut của HTML dot net còn thiếu hiều cái lắm. Thế là lại lấy thêm tài liệu từ W3 School để bổ khuyết, rồi lại muốn lấy thêm nhiều tài liệu khác thêm vô, thêm cả CSS3 vô, rốt lại
trông nó hỗn hợp quá nên sau cùng Pearl phân ra 2 bản:  Bản Simple CSS Standard Edition: Bao gồm nội dung chủ yếu từ 16 tut của HTML.Net, chỉ bổ sung 1 số chỗ về cú pháp CSS và độ ưu tiên của CSS.  Bản Simple CSS Advanced Edition: Bao gồm nội dung của HTML.Net trộn với W3 School có thêm phần phụ lục về CSS3 và nhiều thứ cần thiết khác. Phần “tường trình” tới đây là kết thúc. Chắc chắn là ít có quyển sách nào lại có phần tường trình như quyển sách này (chí ít thì không có quyển sách in nào lại viết vụ này). Điều này chẳng qua là Pearl dở văn, không viết uốn éo, ẻo lả được, chỉ biết viết theo những gì mình nghĩ, theo những gì mình biết thôi (smile) Do đây là lần đầu tiên Pearl thực hiện một quyển sách hướng dẫn về một đề tài tin học, hơn nữa do khả năng kiến thức, kiến văn hạn hẹp nên chắc chắn quyển
sách này vẫn còn rất nhiều thiếu sót, nên Pearl rất mong nhận được ý kiến đánh giá của mọi người. Sau cùng, Pearl xin chân thành gửi lời cảm ơn tới HTML.Net, W3 School, CSS3.Info và nhiều trang web khác đã cung cấp tài liệu để Pearl hoàn thành quyển sách này.

Mục Lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu .................................................. .............................. 6
Bài 1: Giới thiệu .................................................. ...................... 8
1.1. CSS là gì? .................................................. ....................................... 8
1.2. Tại sao CSS? .................................................. .................................. 8
1.3. Học CSS cần những gì? .................................................. ................. 9
Bài 2: Một số quy ước về cách viết CSS ................................... 10
2.1. Cú pháp CSS .................................................. .................................. 10
2.2. Đơn vị CSS .................................................. .................................... 13
2.3. Vị trí đặt CSS .................................................. ................................. 14
2.4. Sự ưu tiên .................................................. ....................................... 18
Bài 3: Màu chữ và màu nền .................................................. .... 21
3.1. Thuộc tính background-color .................................................. ......... 21
3.2. Thuộc tính background-image .................................................. ....... 21
3.3. Thuộc tính background-repeat .................................................. ....... 22
3.4. Thuộc tính background-attachment ................................................. 23
3.5. Thuộc tính background-position .................................................. .... 23
Bài 4: Font chữ .................................................. ........................ 26
4.1. Thuộc tính font-family .................................................. ................... 26
4.2. Thuộc tính font-style .................................................. ...................... 27
4.3. Thuộc tính font-variant .................................................. .................. 27
4.4. Thuộc tính font-weight .................................................. .................. 28
4.5. Thuộc tính font-size .................................................. ....................... 28
Bài 5: Text .................................................. ............................... 30
5.1. Thuộc tính color .................................................. ............................. 30
5.2. Thuộc tính text-indent .................................................. .................... 30
5.3. Thuộc tính text-align .................................................. ...................... 31
5.4. Thuộc tính letter-spacing .................................................. ............... 31
5.5. Thuộc tính text-decoration .................................................. ............. 32
5.6. Thuộc tính text-transform .................................................. .............. 32
Bài 6: Pseudo-classes for Links ................................................ 33
Bài 7: Class & id .................................................. ..................... 36
7.1. Nhóm phần tử với class............................................. ....................... 36
7.2. Nhận dạng phần tử với id .................................................. ............... 38
Bài 8: Span & div .................................................. .................... 40
8.1. Nhóm phần tử với <span> .................................................. ............. 40
8.2. Nhóm phần tử với <div> .................................................. ................ 40
Bài 9: Box Model .................................................. .................... 43
Bài 10: Margin & padding .................................................. ...... 45
10.1. Thuộc tính margin .................................................. ........................ 45
10.2. Thuộc tính padding .................................................. ...................... 47
Bài 11: Border .................................................. ......................... 48
11.1. Thuộc tính border-width .................................................. .............. 48
11.2. Thuộc tính border-color .................................................. ............... 48
11.3. Thuộc tính border-style .................................................. ................ 48
Bài 12: Height & width .................................................. ........... 50
12.1. Thuộc tính width .................................................. .......................... 50
12.2. Thuộc tính max-width .................................................. .................. 50
12.3. Thuộc tính min-width .................................................. .................. 50
12.4. Thuộc tính height .................................................. ......................... 50
12.5. Thuộc tính max-height .................................................. ................. 51
12.6. Thuộc tính min-height .................................................. .................. 51
Bài 13: Float & clear .................................................. ............... 52
13.1. Thuộc tính float .................................................. ............................ 52
13.2. Thuộc tính clear .................................................. ........................... 53
Bài 14: Position .................................................. ....................... 54
14.1. Absolute position .................................................. ......................... 55
14.2. Relative position .................................................. .......................... 56
Bài 15: Layers .................................................. .......................... 57
Bài 16: Web standard .................................................. .............. 59
Phụ lục .................................................. ..................................... 60

Ebook wordpress hướng dẫn từ A-Z

Download giáo trình link MediaFire tại đây!
WordPress A - Z : Ebook hướng dẫn sử dụng và tối ưu Wordpress Tiếng Việt

1. Lời mở đầu.

2. Làm quen với WordPress.
> Tổng quan về WordPress.
> Những lý do để bạn chuyển sang dùng WordPress.
> Tại sao WordPress là sự lựa chọn số 1
> Tạo một Blog tại WordPress.com.
> Sử dụng tên miền riêng cho Blog WordPress.com.
> Admin Panel của WordPress.
> Viết bài trong Blog.
> Quyền hạn trong Blog.
> Comment Spam và cách phòng tránh.

3. Tạo Blog với Host và tên miền riêng
> Lựa chọn WebHost cho Blog WordPress
> Mua, đăng kí tên miền.
> Đăng kí Host miễn phí ở ByetHost.
> Cài đặt và sử dụng WordPress trên Host riêng.
> Cài đặt Blog WordPress trên WebHost (Tương tự bài trên).
> Một số Plugin tốt nhất dành cho WordPress.
> Các Plugin phải có khi dùng WordPress.
> Theme cho Blog WordPress.
> Tìm hiểu về việc thay Theme.
> Một số Theme đẹp dành cho WordPress.
> Chờ đợi gì ở phiên bản WordPress kế tiếp.

4. WordPress Advanced.
> Adman – Plugin chèn quảng cáo để kiếm tiền Blog.
> AirPress- công cụ soạn entry chuyên nghiệp
> Bộ gõ Tiếng Việt trong WordPress.
> Cài đặt Plugin và theme chỉ bằng vài cú click chuột.
> Chuyển nội dung từ Yahoo! 360 sang WordPress.
> Chèn Video Clip của Youtube vào WordPress.
> Cool Player 9 – một Plugin tuyệt vời để chèn nhạc, video
> Google Sitemap Generator – Plugin tự động tạo và cập nhật Sitemap.
> Nâng cấp WordPress.
> Nhúng Picasa vào WordPress.
> Nhúng từ điển VDict vào WordPress.
> Nhúng forum vào WordPress.
> Theme Switcher.
> Tích hợp DivShare vào Blog WordPress.
> Tối ưu hóa URL thân thiện hơn với các searcg engine.
> Việt Hóa Blog WordPress.
> Viết và đăng code trong bài viết và comment.
> WordPress Gravatar Plugin.

5. Một số thủ thuật để phát triển Blog
> 4 bí quyết làm Blog chuyên nghiệp.
> 10 cách viết Blog hay và được ưa chuộng.
> Tìm người đọc cho Blog.
> Phát triển bản sắc riêng cho Blog.
> Làm thế nào để quảng bá Blog của bạn.
> Thêm Blog vào Google Search Engine.
> Thêm Blog vào MSN Search Engine.
> Thêm Blog vào Yahoo! Search Engine.
> Đưa Site map của Blog vào Google Webmaster.
> Bộ 30 công cụ cần thiết cho Blogger.
> Sử dụng Google Analytics để thống kê Blog.

Giáo trình PHP toàn tập

Dowload giáo trình thiết kế website

Phần I: Căn bản về PHP

Bài 1: Những khái niệm căn bản về mạng máy tính

Mục đích và yêu cầu:

- Nắm được các khái niệm cơ bản nhất về mạng máy tính.

- Biết cách cài đặt giao thức TCP/IP và web server.

I. Khái niệm cơ bản:

1. Mạng máy tính: Là 2 hay nhiều máy tính được kết nối với nhau.

2. Máy chủ - Máy khách:

Trong mạng máy tính, máy chủ (hay còn gọi là server) là một máy tính được sử dụng để các máy tính khác truy cập. Các máy tính truy cập vào 1 máy chủ được gọi là máy khách.



Như vậy, 1 máy tính trong mạng có thể vừa là 1 máy chủ (khi có máy khác truy cập đến nó), vừa là một máy khách (nếu nó truy cập đến một máy tính khác). Vì vậy đừng nên nghĩ rằng máy chủ là 1 cái gì đó cao siêu cho mệt óc



3. Giao thức mạng:



Các máy tính trên mạng "nói chuyện" với nhau thông qua một ngôn ngữ đặc biệt gọi là các giao thức mạng. Có rất nhiều giao thức khác nhau, mỗi giao thức có 1 nhiệm vụ riêng. Ở đây tôi tạm chia ra làm 2 nhóm giao thức:

- Giao thức truyền dữ liệu, chuyên dùng để vận chuyển dữ liệu giữa 2 máy tính.

- Giao thức xử lý dữ liệu, có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhận được từ giao thức truyền dữ liệu



Túm lại: Không nên phát hoảng khi nghe thấy 2 từ giao thức. Chẳng qua nó chỉ là 1 dạng ngôn ngữ để trao đổi với nhau mà thôi. Và bạn cứ yên chí rằng nếu thích, bạn có thể tự định nghĩa ra một cái giao thức nào đó. Chẳng hạn như các chương trình chat của Yahoo, hay các chương trình remote trojan… Chúng tự đẻ ra các giao thức riêng dựa trên nền giao thức TCP/IP đấy.



4. Chùm giao thức TCP/IP



Giao thức TCP/IP là 1 giao thức được sử dụng để truyền dữ liệu giữa 2 máy tính. Theo giao thức này, mỗi máy tính sẽ có 1 địa chỉ xác định trên mạng gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một cụm chữ số có dạng a.b.c.d (a,b,c,d là các số từ 0 đến 255). VD: 174.178.0.1.



Giao thức TCP/IP chỉ có nhiệm vụ duy nhất là truyền dữ liệu giữa 2 máy tính và đảm bảo giữ nguyên vẹn dữ liệu khi truyền đi. Ngoài ra nó chẳng cần biết dữ liệu đó là gì và được xử lý như thế nào.



Dựa trên khả năng vận chuyển của giao thức TCP/IP, người ta xây dựng nên một nhóm các giao thức khác chuyên xử lý dữ liệu nhận được từ TCP/IP, gọi là chùm giao thức TCP/IP hay họ giao thức TCP/IP.



Để phân chia các giao thức con trong chùm giao thức TCP/IP, người ta sử dụng một khái niệm khác gọi là Cổng giao thức. Đây là 1 con số nguyên từ 0 đến 32767 thì phải :p. Mỗi giao thức con trong chùm giao thức sẽ chiếm hữu một cổng riêng. Thông thường thì mỗi chương trình ứng dụng trên server sẽ chịu trách nhiệm mở một cổng TCP/IP, định nghĩa giao thức cho cổng đó, và sau đó là lắng nghe các yêu cầu từ máy khách và xử lý các yêu cầu đó.



Như vậy, trong hệ giao thức TCP/IP, một máy khách sẽ truy cập thành công đến máy chủ nếu như nó có địa chỉ IP và cổng đang mở của dịch vụ trên máy chủ.



Chẳng hạn: Với 1 máy chủ quản lý web (web server), chúng ta cần phải có một ứng dụng web gọi là web server. Ứng dụng này sẽ mở 1 cổng (mặc định là 80) và xử lý các tín hiệu đến từ cổng đó.



Bây giờ hãy nhấp 1 ngụm café cho tỉnh táo đã



II. Trang Web tĩnh và Trang Web động

1. Trang web tĩnh và trang web động



Bạn đã từng xây dựng một trang Web và đưa nó lên mạng? Trang web của bạn thật là thú vị (ít nhất là theo ý nghĩ của bạn ) và tất nhiên bạn muốn tham khảo ý kiến của người đọc? Chẳng nhẽ bạn lại cho số điện thoại và yêu cầu người góp ý phải gọi điện đến? Hic… Đảm bảo sẽ chẳng có ma nào thèm gọi điện.

Bạn muốn "xin" một ít thông tin về người duyệt Web… hic. Làm cách nào bây giờ???

Vâng, đó chính là nhược điểm của cái gọi là trang web tĩnh. Đó là các trang Web không cho phép bạn có thể tương tác với người dùng (chẳng hạn như là trao đổi hay thu thập các thông tin từ phía người dùng). Nó là các trang web có đuôi *.htm thông thường. Ngược lại, các trang Web động cho phép bạn nhận thông tin từ người dùng, xử lý thông tin đó, và có thể đáp trả lại các yêu cầu của họ. Xem ra nó cũng linh động ra phết đấy chứ?

Để làm được điều đó, tất nhiên là bạn phải … theo dõi các bài viết này



2. Lập trình Script



Các trang web nguyên thuỷ sử dụng ngôn ngữ định dạng chuẩn là HTML (HyperText Markup Language). HTML chuẩn chỉ bao gồm các cặp thẻ đánh dấu để định khuôn dạng của tài liệu. Tuỳ theo tên thẻ là gì mà trình duyệt sẽ tự động hiểu và làm các công việc do thẻ đó quy định. Chẳng hạn như cặp thẻ <B>….</B> quy định đoạn văn bản trong đó sử dụng chữ đậm. Vì vậy, trên thực tế người ta không coi nó là một ngôn ngữ (vì nó chẳng liên quan gì đến những thứ mà ta hay gặp trong lập trình như biến, câu lệnh rẽ nhánh, lặp…). Cũng chính vì nguyên nhân này, nó phải tự mở rộng bằng cách cho phép "nhúng" vào bản thân nó một số đoạn mã lệnh chương trình đặc biệt, người ta thường gọi chúng là các đoạn mã Script hay các đoạn mã nhúng . Ngôn ngữ sử dụng trong các đoạn mã lệnh đó gọi là các ngôn ngữ Script. Các ngôn ngữ script thường đơn giản và không có nhiều sức mạnh như các ngôn ngữ "kinh điển" cùng tên, hay nói cách khác, chúng là một phần rất nhỏ của một ngôn ngữ nào đó được tích hợp vào trình duyệt để thực hiện một số thao tác nhất định.

Chi tiết về ngôn ngữ HTML đã có đầy rẫy trên Internet, cũng như ở các hiệu sách, nên chúng không được nhắc lại ở đây. Nếu các bạn chưa biết gì về nó thì bạn phải tìm đọc các tài liệu về HTML trước khi tiếp tục theo dõi khoá học này.



Lập trình Script ở máy khách



Như tên gọi của nó, lập trình script ở máy khách là viết các đoạn script chạy trên máy khách. Các đoạn mã này được máy chủ gửi kèm trong tài liệu, đưa về máy khách và được thực hiện ở đây.

Trong tài liệu gửi về trình duyệt, các đoạn mã này thường được tìm thấy trong cặp thẻ <Script language ="xxxxxx">…</Script>.

Có nhiều ngôn ngữ script phía máy khách. Nổi tiếng hơn cả là javascript. Kế đến là vbscript và PerlScript.

Vì tài liệu này chủ yếu tập trung vào PHP - một ngôn ngữ script chạy trên máy chủ, nên chi tiết những ngôn ngữ này không được nhắc đến trong tài liệu. Riêng về javascript, các bạn có thể tìm thấy các tài liệu tiếng Việt qua trang tìm kiếm Vinaseek.com. Nếu có thời gian, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về chúng. Rất nhiều xảo thuật bắt mắt có thể tìm thấy trong các đoạn mã này.



Lập trình Script ở máy chủ



Trái ngược với lập trình Script ở máy khách (thực thi mã lệnh ở máy khách), lập trình script ở máy chủ cho phép thực thi các đoạn mã ngay ở trên máy chủ. Không như các đoạn mã script hoạt động ở máy khách, các tài liệu có chứa các đoạn mã script phía máy chủ thường được lưu ở các file tài liệu có đuôi mở rộng riêng biệt, và các đoạn mã thi hành trên máy chủ cũng phải được đặt trong một cặp thẻ đặc biệt tuỳ theo quy định của chương trình xử lý. Chú ý rằng đối với mỗi loại ngôn ngữ server script sẽ có một chương trình xử lý riêng. Chẳng hạn các đoạn mã ASP thường được đặt trong các file *.asp, và chúng được xử lý bằng file ASP.dll.

Chi tiết về cách thức hoạt động của loại này, có thể tóm tắt như sau:

- Bước 1: Client gửi yêu cầu đến máy chủ

- Bước 2: Web server kiểm tra xem yêu cầu đó cần loại tài liệu nào. Nếu đó là loại tài liệu có chứa các đoạn mã server script, nó sẽ triệu gọi chương trình xử lý tương ứng với loại tài liệu đó

- Bước 3: Chương trình xử lý sẽ thực thi các đoạn mã server script trong tài liệu đó, và trả kết quả (thường là dưới khuôn dạng HTML) về cho web server.

- Bước 4: Web server trả kết quả tìm được cho Client và ngắt kết nối.

Bài 2: Cài đăt web server Apache, MySQL và PHP

1. Cài đặt giao thức TCP/IP

Các dịch vụ web server dựa trên nền giao thức TCP/IP. Vì vậy trước khi cài đặt server, ta phải tiến hành cài đặt giao thức TCP/IP.



Để cài đặt giao thức TCP/IP, ta vào Control Panel, chọn Network. Nếu thấy dòng chữ TCP/IP đã xuất hiện trong ô Configuration, tức là giao thức TCP/IP đã được cài đặt trên máy. Còn nếu không, ta kích chuột vào Add. Hộp thoại Select Component hiển thị ra. Kích chọn tiếp Protocol -> Add. Trong danh sách bên trái, chọn Microsoft. Sau đó sang danh sách bên phải, chọn TCP/IP. Bấm Enter để bắt đầu quá trình cài đặt.



Trong quá trình cài đặt, nếu máy tính của bạn chưa có card mạng thì hệ thống sẽ yêu cầu cài một trình điều khiển card mạng nào đó. Đừng lo, cứ chọn đại theo chỉ dẫn sẽ xong thôi.



Sau khi cài đặt xong, mở cửa sổ Command Prompt ra. Gõ lệnh

C:\ping 127.0.0.1

Nếu thấy có 4 dòng chữ có dạng:

Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx

Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx

Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx

Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx



tức là giao thức TCP/IP đã được cài đặt thành công.



Ghi chú: Dãy số 127.0.0.1 chính là địa chỉ IP mặc định của chính máy tính bạn đang sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng cái tên localhost thay cho địa chỉ IP 127.0.0.1 để truy cập vào máy tính của chính mình.

2. Cài đặt web server, PHP, MySQL:

(xem: http://thuvienit.org/forum/forum_posts.asp?TID=1765)

3. Một số thông tin về hệ thống:

- Thư mục gốc ảo: Là thư mục www của hệ thống. Đây là thư mục gốc của Apache. Mọi địa chỉ URL gửi lên server sẽ được phân tích thành đường dẫn tương ứng với đường dẫn của thư mục gốc ảo trên.

- Thư mục dữ liệu của MySQL: Nằm trong thư mục /mysql/data. Trong thư mục này, MySQL sẽ lưu trữ các CSDL (Database) dưới dạng các thư mục, mỗi bảng trong CSDL được ghi trong một file riêng biệt.

- Để thao tác với CSDL MySQL, các bạn có thể mở trình duyệt và vào phpMyAdmin .

- Để xem các thông tin của hệ thống, các bạn mở trang phpinfo.php

Bài 3: Lịch sử phát triển các ứng dụng trên Web server: ASP, JSP và PHP

Lịch sử phát triển các ứng dụng trên Web server. ASP, JSP và PHP

Vài năm trước đây, con đường thực sự duy nhất để vận chuyển các dữ liệu động tới trang Web là kỹ thuật CGI (Common Gateway Interface). Các chương trình CGI cung cấp một sự liên hệ đơn giản để tạo các ứng dụng Web cho phép tiếp nhận các dữ liệu nhập vào, các yêu cầu truy vấn cơ sở dữ liệu từ phía người dùng và trả một vài kết quả về cho trình duyệt. Các chương trình CGI có thể được viết trên một vài ngôn ngữ, trong đó phổ biến nhất là Perl. Web server sử dụng CGI như là một cổng truy cập chặn giữa yêu cầu của người dùng và dữ liệu được yêu cầu. Nó sẽ được nạp vào bộ nhớ như một chương trình bình thường. Thông thường các web server sẽ chuyển các yêu cầu và triệu gọi chương trình CGI. Sau khi chương trình kết thúc, web server sẽ đọc dữ liệu trả về từ chương trình và gửi nó đến trình duyệt.

Nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật CGI là nó hoạt động kém hiệu quả. Mỗi khi web server nhận một yêu cầu, một tuyến trình mới được tạo ra. Mỗi tuyến trình lại chứa trong nó các đoạn mã lệnh, dữ liệu… và không được chia sẻ lẫn nhau, do đó gây ra lãng phí bộ nhớ. Để khắc phục nhược điểm này, Microsoft và Netscape đã hợp tác và đưa ra một cải tiến đáng kể là chuyển chúng về dạng các file thư viện liên kết động (DLL ), cho phép chia sẻ mã lệnh giữa các tuyến trình. Đây chính là các kỹ thuật ISAPI và NSAPI.

Đen đủi thay, các kỹ thuật dựa trên DLL không phải là đã hoàn thiện. Chúng vẫn còn một số vấn đề:

- Khi các thư viện nền tảng được gọi, nếu muốn thoát các ứng dụng này, ta phải tắt chương trình triệu gọi (Web server) và khởi động lại máy tính.

- Các thư viện cần được đặt trong các tuyến trình bảo vệ, tức là chúng cần phải được cảnh giác về cách sử dụng các biến chung hoặc các biến tĩnh.

- Nếu chương trình triệu gọi gây ra lỗi truy cập, nó có thể dẫn đến tình trạng server bị treo tắc tử.

- Và cuối cùng: khi đã được dịch ra các file DLL, công việc gỡ lỗi cũng như bảo trì mã lệnh trở nên vất vả hơn bao giờ hết.



Kỹ thuật Web mới nhất của Microsoft, kết hợp HTML, các đoạn Script, các thành phần xử lý phía server trong cùng một file, được gọi là ASP (Active Server Pages), với phiên bản mới nhất hiện nay là ASP.Net. ASP được triệu gọi bởi một thư viện liên kết động gắn với các Web server của Microsoft. Về bản chất, ta có thể coi ASP như là một ngôn ngữ thông dịch vậy. Một trang ASP có thể sử dụng HTML, JScript và vbscript. Qua các đoạn mã nhúng này, ASP có thể truy cập đến các thành phần phía server. Các thành phần này có thể được viết trên bất kỳ ngôn ngữ nào hỗ trợ các thành phần COM của Microsoft. Và đây chính là sức mạnh của ASP: Nó có thể làm được bất kỳ cái gì mà máy chủ có thể làm được với các thành phần COM. Sau khi được thi hành, ASP sẽ sản sinh ra một trang Web có khuôn dạng HTML và trả nó về cho Web server.



Một bất lợi lớn đối với ASP là nó chỉ có thể hoạt động trên các họ Web server của Microsoft (bao gồm PWS trên Win9x hay IIS trên WinNT/2000/XP). Các nhà phát triển đang hướng đến những môi trường khác như Unix/Linux (hiện đã có bản Chili! ASP chạy trên các môi trường này), nhưng kết quả thì còn phải đợi thêm một thời gian nữa



Trước khi đi vào tìm hiểu lịch sử của PHP, có lẽ chúng ta cũng phải nhắc đến một tên tuổi khác là Java Server Pages. hay JSP. Giống như ASP, trang JSP cho phép chứa HTML, các đoạn mã Java và các thành phần Java Bean và chúng sẽ thực hiện các công việc để sản sinh ra một trang Web để gửi về Client. Bất lợi chính của loại này là phải đi kèm với "máy ảo Java", vốn không được coi là nhanh về mặt tốc độ.

Lịch sử PHP

PHP - viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor - một định nghĩa đệ quy khó hiểu!

Vào khoảng năm 1994, Rasmus Lerdorf đưa một số đoạn Perl Script vào trang Web để theo dõi xem ai đang đọc tài liệu của ông ta. Dần dần, người ta bắt đầu thích các đoạn Script này và sau đó đã xuất bản một gói công cụ có tên là "Personal Home Pages" (nghĩa đầu tiên của PHP). Ông ta đã viết một cơ chế nhúng và kết hợp với một số công cụ khác để phân tích đầu vào từ các mẫu biểu HTML: FI, Form Interpreter hay Phiên dịch mẫu biểu, được tạo ra theo cách đó và được đặt tên là PHP/FI hay PHP2. Nó được hoàn thành vào khoảng giữa năm 1995.


Sau đó, người ta bắt đầu sử dụng các công cụ này để xây dựng những thứ rắc rối hơn, và đội ngũ phát triển đã thay đổi từ một người duy nhất thành một nhóm các nhà phát triển nòng cốt trong dự án, và nó đã được tổ chức hoá. Đó là sự bắt đầu của PHP3. Đội ngũ các nhà phát triển (Rasmus Lerdorf, Andi Gutmans, Zeev Suraski, Stig Bakken, Shane Caraveo và Jim Winstead) đã cải tiến và mở rộng bộ máy nhúng và bổ sung thêm một số hàm API đơn giản cho phép các lập trình viên khác tự do bổ sung nhiều tính năng vào ngôn ngữ bằng cách viết các module cho nó. Cấu trúc của ngôn ngữ đã được tinh chế, được kết cấu thân thiện hơn đối với những người đến từ các ngôn ngữ hướng đối tượng hay các ngôn ngữ hướng thủ tục. Nếu bạn đã biết một vài ngôn ngữ lập trình khác thì khi đến với PHP, bạn sẽ không cảm thấy khó khăn.

Phiên bản mới nhất cho đến thời điểm này là PHP 5.0.1. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại trang web PHP: Hypertext Preprocessor

Giáo trình, tài liệu, ebook, sách hướng dẫn học jQuery bằng Tiếng Việt

Giáo trình, tài liệu, ebook, sách hướng dẫn học jQuery bằng Tiếng Việt jQuery là một thư viện javascript với đầy đủ các tính tăng tuyệt vời. giúp chúng ta tạo ra nhiều hiệu ứng đẹp trong website. Đây là bộ giáo trình, tài liệu, ebook, sách hướng dẫn học jQuery bằng Tiếng Việt rất đầy đủ và chi tiết cho các bạn muốn tìm hiểu về lập trình với jQuery.
jQuery là một thư viện kiểu mới của Javascript giúp đơn giản hóa cách viết JavaScript và tăng tốc độ xử lý các sự kiện trên trang web. Các thư viện jQuery cung cấp một mục đích chung là sự trừu tượng hoá các lớp phổ biến cho các trang web scripting, do đó nó hữu ích trong hầu hết các tình huống scripting.

Các chức năng jQuery bao gồm:
- Chọn một tag hoặc một tập hợp các tag trên trang web.
- Cung cấp các hàm tiện ích thông dụng.
- Nhanh chóng tạo ra các tag mới.
- Quan trọng nhất là phân tách việc thiết kế và lập trình web trên phía client.

Mục lục của tài liệu:
  • Chương1 - Giới thiệu về jQuery
    Chương 2 – jQuery Selectors
    Chương 3 - Attributes
    Chương 4 – Sự kiện (Events)
    Chương 5 – Hiệu ứng (Effects)
    Chương 6 – Sửa đổi DOM
    Chương 7: AJAX – Phần 1
    Chương 7 – AJAX – Phần 2
Bạn có thể download ebook jQuery này tại đây:
URL MediaFire: http://taigiaotrinhweb.blogspot.com/2014/11/jquery-la-mot-thu-vien-javascript-voi.html

Giáo trình Javascript căn bản FULL

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên nguyên mẫu với cú pháp phát triển từ C. Giống như C,

JavaScript có khái niệm từ khóa, do đó, JavaScript gần như không thể được mở rộng. Cũng giống như C,

JavaScript không có bộ xử lý xuất/nhập (input/output) riêng. Trong khi C sử dụng thư viện xuất/nhập chuẩn,

JavaScript dựa vào phần mềm ngôn ngữ được gắn vào để thực hiện xuất/nhập. Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,...

Ở Việt Nam, JavaScript còn được ứng dụng để làm bộ gõ tiếng Việt giống như bộ gõ hiện đang sử dụng trên trang Wikipedia tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi trình duyệt áp dụng JavaScript khác nhau và không tuân theo chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập trình viên phải viết nhiều phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt. Một số công nghệ nổi bật dòng JavaScript để tương tác với DOM bao gồm DHTML, Ajax và SPA. Bên ngoài trình duyệt, JavaScript có thể được sử dụng trong tập tin PDF của Adobe Acrobat và Adobe Reader. Điều khiển Dashboard trên hệ điều hành Mac OS X phiên bản 10.4 cũng có sử dụng JavaScript. Công nghệ kịch bản linh động (active scripting) của Microsoft có hỗ trợ ngôn ngữ JScript làm một ngôn ngữ kịch bản dùng cho hệ điều hành. JScript .NET là một ngôn ngữ tương thích với CLI gần giống JScript nhưng có thêm nhiều tính năng lập trình hướng đối tượng. Mỗi ứng dụng này đều cung cấp mô hình đối tượng riêng cho phép tương tác với môi trường chủ, với phần lõi là ngôn ngữ lập trình JavaScript gần như giống nhau.

Bạn có thể Download giáo trình tại đây!

Giáo trình HTML5 và CSS3 Tiếng Việt

Giáo trình, tài liệu, ebook hướng dẫn học HTML5, CSS3 Tiếng Việt

Giáo trình, tài liệu, ebook hướng dẫn học HTML5, CSS3 Tiếng Việt HTML5 và CSS3 là các version mới hơn của HTML và CSS. Nó được bổ sung thêm các đặc tính mới để giúp cho việc thiết kế web dễ dàng hơn, đồng thời làm cho trang web hiển thị sinh động hơn với người xem. Đây sẽ là bộ tài liệu, giáo trình, ebook hướng dẫn học HTML5, CSS3 thực sự hữu ích cho những người mới bắt đầu học.

HTML5 là gì

HTML5 là một ngôn ngữ được thiết kế để thiết lập nội dung web. Nó nhằm làm cho việc thiết kế và phát triển web dễ dàng hơn bằng cách tạo một giao diện ngôn ngữ đánh dấu chuẩn hóa và trực quan. HTML5 cung cấp các phương tiện phân tích và phân định các trang của bạn, và nó cho phép bạn tạo các thành phần rời rạc không chỉ được thiết kế để cấu tạo trang web một cách hợp lý mà còn được tạo ra để cung cấp cho trang web các khả năng thông tin. HTML5 có thể được gọi là "cách tiếp cận thông tin thông qua thiết kế" do nó kết hợp yếu tố cơ bản về lập bản đồ thông tin, phân chia và ghi nhãn thông tin giúp dễ dàng sử dụng và hiểu thông tin. Đây là nền tảng của tiện ích ngữ nghĩa và thẩm mỹ gây ấn tượng sâu sắc của HTML5. HTML5 cung cấp khả năng xuất bản tất cả mọi thứ trên thế giới từ nội dung văn bản đơn giản đến đa phương tiện phong phú, tương tác cho các nhà thiết kế và các nhà phát triển ở mọi trình độ.

CSS3 là gì

CSS3 cung cấp rất nhiều cách thức mới để tạo ra những hiệu ứng khác nhau cho thiết kế của bạn, với một vài thay đổi quan trọng.

CSS3 tuy chưa được chính thức sử dụng rộng rãi nhưng những gì mà nó có thể làm được quả là rất đáng mong đợi. Về mặt nguyên lý thì có vẻ sự ra đời của CSS3 đã phần nào lấn sân của Javascript. Bởi vì người ta nói rằng HTML dùng để thể hiện nội dung, CSS dùng để trình bày cấu trúc và Javascript thì tương tác với người dùng. Nhưng những tính năng mới của CSS3 như transition và animation phần nào đã làm thay đổi nguyên lý này.

Hiện tại khi sử dụng Javscript người lập trình bao giờ cũng phải tính đến điều kiện trình duyệt của người dùng không bật Javascript. Nhưng nếu trong tương lai (hy vọng không xa) chúng ta có thể tạo ra những hiệu ứng động đơn giản mà không cần sự hỗ trợ của Javascript thì cũng rất tiện chứ sao. Trong bài này tôi sẽ cùng bạn khám phá một vài trong rất nhiều những cách sử dụng transition khác nhau của CSS3.

Bạn có thể Download tại đây!!!
Pass: thietkewebx.net

Ads Inside Post